Phúc Anh Store Blog
Kinh nghiệm

5 Làm thế nào Làm Mứt Dừa Non Dẻo, Ngon, Đơn Giản Đón Tết 2024


Mứt dừa là một trong những món mứt truyền thống quen thuộc không thể thiếu trong không khí ngày Tết. Vào những ngày đầu năm mới, hầu như mỗi gia đình ai ai cũng bày biện những món mứt dừa, kẹo lạc, mứt xoài dẻo,… đủ màu sắc để mời khách sang nhà thưởng thức. Thực tế, bạn hoàn toàn có thể tự làm món mứt dừa thơm ngon ngay tại nhà chỉ với những nguyên liệu đơn giản với nhiều cách làm khác nhau. Trong bài viết sau, Nguyễn Kim sẽ chia sẻ đến bạn 5 cách làm mứt dừa dẻo đơn giản, ngon miệng đón Tết 2024.

Cách làm mứt dừa non sữa tươi

Cách làm mứt dừa non sữa tươi đơn giản nhất

Nguyễn kim xin được chia sẻ cho bạn một cách làm mứt dừa non ngon nhất mà vô cùng đơn giản:

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 1 kg cùi dừa (không quá già hoặc quá non).
  • 500g đường trắng.
  • 50ml sữa tươi (không đường hoặc có đường tùy thích).
  • 1 trái chanh, 2 ống vani.

Cách thực hiện

Bước 1: Đem cùi dừa bỏ hết vỏ, nạo theo vòng tròn thành những sợi mỏng.

Bước 2: Chuẩn bị một thau nước nhỏ, vắt 1 quả chanh vào và cho phần cùi dừa đã nạo vào ngâm khoảng 2 tiếng rồi rửa sạch lại với 2 – 3 lần nước. Sau đó để dừa ráo nước.

Cách làm mứt dừa non sữa tươi

Bước 3: Cho dừa vào một thau to kèm với 500g đường rồi đảo đều lên, để ướp từ 4 – 6 tiếng cho đến khi tan hết đường. Trong quá trình ướp dừa, cứ mỗi 30 phút thì bạn nên đảo nhẹ dừa để đường ngấm đều.

Bước 4: Cho dừa và nước đường vào chảo và sên ở độ lửa vừa cho đến khi nước đường sôi thì hạ lửa xuống, tiếp tục đảo đều tay. Khi thấy nước đường bắt đầu cạn, bạn cho thêm 50ml sữa tươi vào và đảo lên. 

Bước 5: Tiếp tục sên cho đến khi đường cạn, bắt đầu cô đặc lại thì tắt bếp. Bạn có thể thêm vani và đảo cho đến khi kết tinh đường ra hết, sợi dừa khô hẳn.

sên cho đến khi đường cạn nước rồi tắt bếp

Bước 6: Đổ dừa ra mâm để nguội hoàn toàn thì đem bảo quản kín.

Đổ dừa ra mâm để nguội sau đó bảo quản để Tết dùng dần

Ngoài làm mứt thì dừa còn là nguyên liệu quan trọng trong các món chè dừa non, thạch dừa, kem dừa,… mát lạnh, thơm ngon mà lại dễ làm.

Cách làm mứt dừa non vị cà phê

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 1kg cùi dừa.
  • 400g đường trắng.
  • 100g sữa đặc.
  • 30g bột cà phê.
  • 1 muỗng cà phê vani.

Cách thực hiện

Bước 1: Bạn hãy nạo phần dừa ra, cắt thành từng lát mỏng, sau đó rửa sạch 3 – 4 lần rồi vớt ra thau để ráo nước.

nạo phần dừa thành những lát mỏng

Bước 2: Bạn cho bột cà phê và cùi dừa vào thau trộn đều lên, ướp qua đêm từ 10 – 12 tiếng để cà phê thấm đều vào dừa. Sau đó, bạn cho 400g đường và sữa đặc vào hỗn hợp trộn đều lên.

Ướp bột cà phê với phần cùi dừa

Bước 3: Bạn cho hỗn hợp lên chảo sên ở lửa to, cho đến khi sôi lên thì vặn nhỏ lửa lại. Cứ khoảng 10 phút thì nên đảo đều tay cho mứt dừa thấm vị hơn.

Bước 4: Nếu bạn thấy nước cạn dần thì vặn lửa nhỏ nhất và đảo liên tục cho đến khi đường kết tinh màu trắng bám quanh sợi mứt. Lúc này, bạn cho vani vào, trộn đều lên và tắt bếp.

đẻ mứt dừa lên chảo rồi đảo đều đến khi có kết tinh màu trắng

Bước 5: Sau đó, bạn đổ dừa ra mâm và để nguội rồi thì cất vào lọ bảo quản.

Tết này, ngoài chuẩn bị những món ăn ngon cho cả gia đình thì việc bảo quản để chúng không bị hỏng, mốc là điều nhiều chị em phụ nữ lo lắng. Cách bảo quản thực phẩm ngày Tết không còn trở ngại với những bí kíp sau của Nguyễn Kim. Xem ngay!

Cách làm mứt dừa non vị cà phê

Cách làm mứt dừa truyền thống

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 1kg cùi dừa.
  • 500g đường trắng.
  • 1 ống vani.

Cách thực hiện

Bước 1: Đầu tiên, bạn đem cùi dừa mua về nạo ra, cạo bỏ phần vỏ nâu bên ngoài và cắt thành sợi mỏng. Sau đó, bạn cho phần dừa vừa nạo ngâm trong nước lạnh rồi chần sơ qua nước sôi trong 1 – 2 phút. Tiếp theo, bạn vớt dừa ra để ráo.

tách cùi dừa sau đó cắt thành sợi mỏng

Bước 2: Bạn tiến hành ướp dừa với đường theo tỷ lệ cứ 1kg dừa là 500g đường trong vòng 1 – 2 tiếng. Cứ 30 phút thì bạn nên đảo một lần cho đường nhanh tan.

Bước 3: Bạn cho hỗn hợp dừa và đường lên chảo sên với lửa vừa, đến khi sôi thì vặn lửa nhỏ nhất. Trong quá trình này, bạn cứ tiếp tục đảo đều tay cho đến khi thấy đường sánh lại thì bỏ ống vani vào.

làm mứt dừa truyền thống giòn ngon bạn phải sên dừa với lửa

Bước 4: Bạn tiếp tục đảo dừa đều tay cho đến khi thấy dừa bắt đầu bám trắng thì tắt bếp, tiếp tục đảo thêm vài lần nữa.

Bước 5: Đổ dừa ra khay inox hoặc mâm nhôm lớn và hong khô mứt dừa. Sau khi mứt dừa khô hoàn toàn rồi thì bạn chỉ cần bảo quản trong lọ thủy tinh, nhựa,… để dùng dần.

Cách làm mứt dừa truyền thống

Cách làm mứt dừa ngũ sắc

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 1kg dừa
  • 500gr đường trắng
  • Các nguyên liệu tạo màu: lá dừa hoặc bột trà xanh (màu xanh), củ nghệ tươi, chanh leo (màu vàng), củ dền (màu đỏ), lá cẩm hoặc nước cốt dâu tằm (màu tím), cà rốt (màu cam).

Cách thực hiện

Về cơ bản, cách làm mứt dừa ngũ sắc tương tự như các bước làm mứt dừa non truyền thống, chỉ khác nhau ở công đoạn pha màu và sên mứt.

Bước 1: Nạo cùi dừa và cắt thành thớ mỏng vừa ăn, rồi rửa sạch với nước, chần sơ qua 1 – 2 phút và để ráo.

Bước 2: Bắt đầu công đoạn tạo màu như sau:

  • Màu xanh: Rửa sạch lá dừa, cắt khúc và xay nhuyễn ra. Sau đó, bạn lọc hỗn hợp vừa xay để lấy nước. Còn nếu dùng bột trà xanh thì bạn chỉ cần hòa tan với nước.
  • Màu vàng: Cắt đôi chanh leo, lấy phần ruột bên trong hòa cùng ½ chén nước sạch. Nếu bạn dùng củ nghệ thì cho vào máy xay và vắt lấy nước cốt.
  • Màu tím: Rửa sạch lá cẩm, cho vào nồi nước đầy đun sôi ở lửa vừa cho đến khi nào tinh chất màu tím của lá cẩm hòa tan vào nước. Sau đó, bạn lọc lấy phần nước tiếp tục đun cho đến khi cô đặc lại.
  • Màu cam: Rửa sạch cà rốt, cắt nhỏ và xay nhuyễn để lấy nước cốt.
  • Màu đỏ: Đem củ dền gọt vỏ, xay nhuyễn và chắt lấy nước cốt.

Bước 3: Đem phần sợi dừa đã ráo trộn đều với đường rồi chia 5 phần bằng nhau, cho từng phần vào các màu đã pha và trộn đều lên, ngâm trong vòng 1 – 2 tiếng. Lưu ý: bạn nên chừa mỗi màu lại một ít nước để tưới lên trong lúc sên mứt.

Ngâm dừa đã nạo vào 5 màu khác nhau

Bước 4: Cho từng hỗn hợp dừa đã ngâm qua màu lên chảo, bắt đầu sên với lửa vừa cho đến khi cạn bớt nước thì vặn lửa nhỏ lại. Sau đó, bạn tưới lên bề mặt mứt dừa phần nước màu còn lại để màu lên rõ rệt hơn.

Cho tất cả dừa đã ngâm màu tự nhiên sên lên

Bước 5: Khi thấy đường đã bắt đầu bám vào dừa thì bạn tắt bếp và vẫn tiếp tục đảo đều tay. Sau đó, bạn đem mứt dừa phơi khô hoàn toàn rồi mới bảo quản trong lọ, hũ hoặc túi zip ở nơi thoáng mát.

Cách làm mứt dừa ngũ sắc

Cách làm mứt dừa hoa cúc

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 500g cơm dừa non.
  • 300g đường trắng.
  • ⅔ trái chanh.
  • 1 hạt chi tử.

Cách thực hiện

Bước 1: Bạn đem phần cơm dừa tách ra khỏi vỏ, rửa sạch với nước và để ráo. Sau đó, bạn cắt cơm dừa thành từng miếng hình chữ nhật, kích thước khoảng 7x5cm, không nên quá to hoặc nhỏ sẽ khó tạo hình.

Bước 2: Cho ⅓ quả chanh vào nước và ngâm dừa trong đó khoảng 30 phút. Tiếp theo, bạn dùng dao cắt cạnh dừa có kích thước 7cm thành những lát mỏng, lưu ý khi cắt chừa lại khoảng 1cm cuống dừa.

Bước 3: Tiếp tục ngâm dừa trong nước và ⅓ quả chanh trong 30 phút, rồi rửa lại với nước sạch. Bạn nên chần sơ dừa qua nước sôi để loại sạch dầu dừa.

Rứa sạch cùi dừa rồi chần sơ qua nước sôi

Bước 4: Đem hạt chi tử giã nhuyễn rồi chon 40ml vào, lấy nước màu và lọc bỏ phần xác hạt bằng rây.

Bước 5: Chia dừa ra làm 2 phần: 1 phần ướp với 150g đường, phần còn lại ướp với 150g đường và phần nước màu vừa lọc. Bạn trộn đều cả 2 lên, ướp trong khoảng 5 – 6 giờ hoặc để qua đêm.

lazy_img

Bước 6: Bạn đem sên mứt dừa với lửa to, đến khi sôi thì hạ xuống lửa nhỏ và tiếp tục sên cho đến khi đường bám dính lại thì tắt bếp (khoảng 20 phút).

Bước 7: Đổ mứt dừa ra khay và nhân lúc dừa còn âm ấm thì bạn dùng tay uốn các khía mỏng thành hình cánh hoa. Sau đó, bạn đem ra phơi nắng hong khô mứt là có ngay thành phẩm.

lazy_img

Cách làm mứt dừa hoa cúc

Cách bảo quản mứt dừa để được lâu

Bên cạnh cách làm mứt dừa thì bạn cũng nên chú ý đến khâu bảo quản đúng cách, giúp giữ mứt dừa tươi ngon lâu hơn. 

  • Sau khi sên xong thì cho mứt dừa ra mâm nhôm hoặc inox để phơi khô. Bạn nên đợi khô hoàn toàn mới cho vào hộp lưu trữ thì mới bảo quản được lâu.
  • Quá trình phơi khô khoảng 1 – 2 tiếng và nên để mâm mứt dừa lên nơi cao ráo, tránh bụi bẩn, côn trùng.
  • Bạn nên lưu trữ mứt dừa trong túi nilon, túi zip, lọ thủy tinh hoặc hũ nhựa và nên lót một lớp đường ở đáy để hút ẩm.
  • Khi lấy mứt ra dùng thì bạn nên nhanh chóng đậy nắp lại ngay để tránh bị gió làm mứt ẩm, dễ hư hỏng.

Phía trên là 5 cách làm mứt dừa đơn giản, đa dạng mang lại hương vị thơm ngon quen thuộc ngày Tết. Hãy nhanh chóng vào bếp trổ tài “masterchef” và cùng gia đình, người thân thưởng thức thành phẩm của mình nhé!




Source link

Tin cùng danh mục

090 là mạng gì? Tìm hiểu về đầu số 090 và ý nghĩa của đầu số này?

Lịch nghỉ hè 2024 chính thức của học sinh trên cả nước mới nhất

Làm thế nào sử dụng máy lạnh đúng làm thế nào giúp tiết kiệm điện hiệu quả