Phúc Anh Store Blog
Kinh nghiệm

Làm thế nào làm giò thủ giòn, thơm ngon, đơn giản, ăn hoài không chán


Cách làm giò thủ kiểu Bắc ngon

Nguyên liệu

Thịt nạc giò heo: 200gr

Tai heo: 500gr

Mũi heo: 500gr

Mộc nhĩ (nấm mèo): 100gr

Nấm hương: 50gr

Gừng băm: 10gr

Hành tím băm: 10gr

Tỏi băm: 10gr

Một số gia vị khác: đường, muối, bột ngọt, hạt nêm, tiêu, nước mắm, dầu ăn…

Nguyên liệu để chế biến món giò thủ (Nguồn: Internet)Nguyên liệu để chế biến món giò thủ (Nguồn: Internet)

Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon

Tai Heo: nên chọn tai có màu hồng tự nhiên, không có màu đen, xám hoặc nhạt nhạt, không có vết sưng, đỏ hoặc có các dấu hiệu bất thường.

Mũi Heo: cũng nên chọn có màu hồng tươi, không có màu nhạt nhạt hay các dấu hiệu của nấm mốc.

Thịt Heo: Chọn thịt heo có màu hồng đậm, không có màu xám, nhat nhạt hay màu khác không tự nhiên.

Các bước chế biến giò thủ kiểu Bắc

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Tai, mũi và thịt nạc giò heo sau khi mua về làm sạch, chần qua nước sôi pha chút giấm và muối (có thể dùng rượu trắng). Sau khi chần xong, vớt ra, ngâm vào đá. Cắt lát mỏng thịt, mũi và tai heo (riêng tai heo phải cắt thật mỏng để không bị cứng khi ăn).

Sơ chế nguyên liệu làm giò thủ (Nguồn: Internet)

Sơ chế nguyên liệu làm giò thủ (Nguồn: Internet)

Tỏi tách vỏ, sau đó băm nhuyễn.

Mộc nhĩ và nấm hương ngâm nước ấm để cho nở, vớt ra, để ráo, sau đó cắt thành sợi mỏng.

Bước 2: Ướp thịt 

Đặt phần thịt đã cắt vào một tô, ướp với 15g đường, 15g bột ngọt, 15g hạt nêm, 10g muối, tiêu.Trộn đều hỗn hợp này cho đến khi thịt thấm đều gia vị. Sau đó, đặt thịt vào tủ lạnh và để nguội trong vòng 30 phút.

Ướp thịt để làm giò thủ, giò xào (nguồn: Internet)

Ướp thịt để làm giò thủ, giò xào (nguồn: Internet)

Bước 3: Xào thịt

Đặt chảo lên bếp, cho dầu ăn vào và đun nóng. Khi dầu đã nóng, thêm 10ml dầu, hành tím băm và tỏi băm, sau đó cho thịt đã ướp vào và xào ở lửa lớn. Hãy đảo đều để tránh thịt cháy và điều chỉnh gia vị sao cho phù hợp với khẩu vị của bạn. 

Khi thịt đã săn lại, thêm nấm hương và mộc nhĩ vào chảo, giảm lửa và tiếp tục xào cho đến khi thịt có nhựa và có cháy nhẹ ở cạnh.

Xào thịt cùng các nguyên liệu khác (Nguồn: Internet)

Xào thịt cùng các nguyên liệu khác (Nguồn: Internet)

Khi thịt đã săn lại, thêm nấm hương và mộc nhĩ vào chảo với hỗn hợp đang xào. Gia vị thêm 10ml nước mắm và xào thêm 3 phút cho đến khi thịt, nấm hương và mộc nhĩ thấm đều gia vị.

Bước 4: Gói giò thủ

Đặt thịt lên lá chuối đã trải sẵn, lưu ý cần thực hiện khi thịt còn nóng để đảm bảo giò dính chặt vào lá. Sau đó, cuốn thịt trong lá chuối và sử dụng dây chuối hoặc dây nilon để cố định. 

Sau khi quá trình cuốn và cố định đã hoàn thành, đặt giò thủ vào tủ lạnh và để trong khoảng 8 tiếng. Sau thời gian này, bạn có thể thưởng thức món ăn đã hoàn chỉnh với sự hòa quyện của thịt và hương vị độc đáo từ lá chuối.

Bước 5: Thành phẩm

Khi đã hoàn tất việc chế biến và muốn thưởng thức, bạn có thể cắt giò thủ (giò xào) thành các miếng vừa ăn, tạo nên một bữa ăn hấp dẫn và đầy đủ chất. Để tăng thêm hương vị, bạn có thể dọn kèm giò cùng nước tương hoặc nước ớt để chấm kèm.

Thành phẩm giò thủ kiểu Bắc (Nguồn: Internet)

Thành phẩm giò thủ kiểu Bắc (Nguồn: Internet)

Xem thêm: 4 Cách Làm Mứt Gừng Lát, Sợi Dẻo Thơm Ngon Ngày Tết

Cách làm giò xào ngũ sắc (chả ngũ sắc)

Nguyên liệu

  • Giò sống: 1 kg
  • Trứng gà: 8 
  • Trứng muối: 5
  • Trứng bắc thảo: 3
  • Cà rốt: 1 củ
  • Đậu ve: 300 gr
  • Nấm mèo: 35 gr

Các loại gia vị khác: mắm, hạt nêm, đường, muối, tiêu, dầu ăn….

Nguyên liệu chế biến món giò xào ngũ sắc (Nguồn: Internet)

Nguyên liệu chế biến món giò xào ngũ sắc (Nguồn: Internet)


Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon

  • Chọn mua giò sống đã được chế biến và đóng gói kín đáo từ các nguồn uy tín.
  • Quan sát thông tin trên bao bì sản phẩm như tên thương hiệu, địa chỉ sản xuất cụ thể, thành phần và hạn sử dụng khi mua giò sống để đảm bảo an toàn.

Các bước chế biến giò xào ngũ sắc

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Tước bỏ phần xơ hai bên của đậu que, sau đó hãy rửa sạch đậu que với nước để loại bỏ bất kỳ tạp chất nào có thể tồn tại. Cà rốt gọt sạch vỏ, sau đó rửa sạch và cắt thành sợi dài. Đem cả hai chần sơ qua nước sôi khoảng 3 phút. Sau khi chần, vớt ra, cắt nhỏ thành hạt lựu.

Sơ chế nguyên liệu làm giò xào (Nguồn: Internet)

Sơ chế nguyên liệu làm giò xào (Nguồn: Internet)

Ngâm nấm mèo trong nước lạnh 5 phút để giữ được độ giòn, sau đó thái thành sợi mỏng.

Đem trứng bắc thảo và trứng muối rửa sạch, cắt trứng bắc thảo thành múi cau và chỉ lấy lòng đỏ của trứng muối. Nướng lòng đỏ trứng muối ở nhiệt độ 100°C trong 5 phút. Sau đó, đánh 8 quả trứng và chiên cho đến khi có độ dày vừa phải.

Bước 2: Quết chả

Cho lần lượt giò sống, cà rốt, đậu ve, nấm mèo, 3 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê muối, 3 muỗng cà phê đường, 3 muỗng cà phê tiêu đen, 1/2 muỗng cà phê nước mắm. Sau đó trộn mạnh tay cho tới khi hỗn hợp được hòa quyện.

Quết chả làm giò xào ngũ sắc (Nguồn: Internet)

Quết chả làm giò xào ngũ sắc (Nguồn: Internet)

Cho hỗn hợp vừa trộn nhuyễn vào tủ lạnh tầm 20 phút cho gia vị được thấm đều.

Bước 3: Cuộn chả và hấp

Lấy hỗn hợp từ tủ lạnh ra sau 20 phút, cuộn lại thành cuộn tròn

Đầu tiên, cần trải màng bọc thực phẩm thành 3 lớp, tiếp theo đặt trứng chiên lên. Sau đó, quết chả lên trứng chiên với độ dày khoảng 2-2.5cm.

Cuộn và hấp chả (Nguồn: Internet)

Cuộn và hấp chả (Nguồn: Internet)

Đặt trứng bắc thảo, trứng muối vào giữa, cuộn tròn lại. Đảm bảo phải cuốn thật chặt tay để chả ngũ sắc có thể kết dính.

Cuối cùng, lấy chả vừa cuộn đem đi hấp khoảng 30 phút. Sau đó, lấy ra để nguội chả

Bước 4: Thành phẩm

Khi muốn thưởng thức giò thủ ngũ sắc, bạn có thể cắt thành khoanh tròn. Có thể ăn kèm với cơm nóng, bánh mì hoặc dưa hành, kiệu (tùy sở thích).

Thành phẩm sau khi làm món giò xào ngũ sắc (Nguồn: Internet)

Thành phẩm sau khi làm món giò xào ngũ sắc (Nguồn: Internet)

Xem thêm: Ý Nghĩa, Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Mai Vàng Ngày Tết

Lưu ý về cách làm giò xào và bảo quản giò thủ

Một số lưu ý khi làm giò xào:

  • Để có được món giò thủ, giò xào ngon, bạn nên chọn loại tai heo cỡ vừa 
  • Nếu muốn ăn giò theo hương vị miền Bắc, bạn không cần thêm đường khi làm


Các cách bảo quản giò thủ: 

  • Có thể được bảo quản trong tủ lạnh từ 5-7 ngày
  • Không ăn khi giò thủ, giò xào có dấu hiệu nhớt


Xem thêm: Cách nấu xôi gấc đỏ hấp dẫn, ngon, thơm dẻo đơn giản tại nhà

Những câu hỏi thường gặp về cách làm giò thủ

Giò thủ có nguồn gốc từ miền nào?

Giò thủ, giò xào bắt nguồn từ miền Bắc (Việt Nam) và hiện nay khá phổ biến trên cả nước

Có thể gói giò thủ, giò xào bằng gì?

Giò thủ có thể được gói bằng lá chuối hoặc khuôn có sẵn

Với những hướng dẫn đơn giản về cách làm giò thủ từ bài viết trên, Nguyễn Kim hy vọng bạn có thể tự tay mình tạo nên một món ăn ngon hấp dẫn tại nhà, làm phong phú thêm bữa cơm ngày Tết của gia đình bạn. Chúc bạn có những khoảnh khắc ấm áp và ngon miệng bên gia đình trong ngày Tết Giáp Thìn sắp tới.

Nếu bạn muốn được tư vấn thêm về những dòng sản phẩm điện thoại, laptop,… hiện đang có tại Nguyễn Kim, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua những kênh sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

Hotline: 1800 6800 (miễn phí)

Email: nkare@nguyenkim.com

Chat: Facebook NguyenKim (nguyenkim.com) hoặc Website Nguyenkim.com

Trung tâm mua sắm Nguyễn Kim trên toàn quốc



Source link

Tin cùng danh mục

Olympic 2024 diễn ra khi nào? Địa điểm tổ chức Thế Vận hội?

Làm thế nào sử dụng máy lạnh đúng làm thế nào giúp tiết kiệm điện hiệu quả

5 Cách reset máy tính, cài đặt lại House home windows 7/8/10 như mới không mất dữ liệu

Blog Phúc Anh Store